Truy cập

Hôm nay:
30
Hôm qua:
40
Tuần này:
30
Tháng này:
1182
Tất cả:
225007

Ý kiến thăm dò

Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm mùa mưa bảo

Ngày 04/09/2024 07:58:48

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày 04 tháng 9 năm 2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN QUẢN THỰC PHẨM VÀO MÙA MƯA

Vào những mùa mưa bão, việc mất điện và lũ lụt thường hay xảy ra, các nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống sẽ trở nên khó khăn hơn ngày thường. Do vậy, dự trữ thực phẩm sẽ giúp gia đình đảm bảo sức khỏe trong mùa mưa bão.

Mưa bão chỉ kéo dài vài ngày, không nên tích trữ đồ ăn quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm. Nên mua đa dạng các loại thịt, tôm, cá, trứng để bữa ăn phong phú.

Trước tiên các gia đình nên có biện pháp trữ nước sạch trong bể, thùng, xô chậu ... phòng trường hợp bị cắt nước. Ngoài ra phải chuẩn bị nhiều nước uống đóng chai, nước quả đóng chai và sữa đóng hộp. Tất cả đều được bảo quản ở nơi khô ráo để khi cần thiết có thể dễ dàng sử dụng. Không nên để ở những nơi dễ bị ngập nước trong nhà.

THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG:

Khi mua thực phẩm tươi sống về, rửa sạch, dùng giấy ăn thấm khô hết nước trên bề mặt thịt, cá. Sau đó, chia nhỏ thực phẩm theo định lượng phù hợp với từng bữa ăn gia đình, bảo quản trong các hộp nhỏ, để trong ngăn đá tủ lạnh, dùng dần.

Lưu ý, khi dự trữ thức ăn trong tủ lạnh, cần điều chỉnh nhiệt độ ở mức dưới 50C để đảm bảo thực phẩm an toàn hơn khi sử dụng.

Những ngày mưa bão có thể xảy ra mất điện. Trong thời gian mất điện, cần hạn chế mở cửa tủ lạnh, để duy trì nhiệt độ lạnh.

Để rã đông thực phẩm đúng cách, nên bỏ thực phẩm ra ngoài trước từ 2-3h, đặt trong ngăn mát để rã đông tự nhiên. Không nên ngâm nước, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Nếu không đủ thời gian đợi rã đông, có thể dùng cách cắt nhỏ khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.

THỰC PHẨM KHÔ:

Nguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh.

Để bảo quản thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại. Bằng cách này, sản phẩm vẫn ngon và giữ được mùi vị đặc trưng trong vài tháng. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Nếu không ăn ngay mà cần bảo quản thì nên để vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín bởi 2-3 lớp giấy hút ẩm, sau đó quấn bên ngoài một lượt ni-lông để ngăn mùi lan sang các loại thực phẩm khác rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18⁰ C.

Nguyên tắc để riêng thực phẩm sống và chín, đóng gói kỹ hoặc đựng trong hộp riêng từng loại thực phẩm và bảo quản trong tủ đựng thực phẩm, tủ lạnh, giúp ngăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, hạn chế sự lây lan vi khuẩn tối đa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp phòng tránh các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, tả, kiết lị"

VỆ SINH TỐT :

Cần thiết phải rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trước và trong quá trình chế biến thực phẩm, sau mỗi lần đi vệ sinh.

Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến. Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập

Việc bảo quản thực phẩm an toàn trong và sau mưa, lũ là điều rất quan trọng, giúp người thân và gia đình có sức khỏe tốt, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

TRẠM Y TẾ XÃ VẠN THIỆN

TRƯỞNG TRẠM

Nguyễn Thị Hoa

NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHÓ CHỦ TỊCH UBND

Lương Văn Tùng

Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm mùa mưa bảo

Đăng lúc: 04/09/2024 07:58:48 (GMT+7)

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ VẠN THIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

Vạn Thiện, ngày 04 tháng 9 năm 2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN QUẢN THỰC PHẨM VÀO MÙA MƯA

Vào những mùa mưa bão, việc mất điện và lũ lụt thường hay xảy ra, các nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống sẽ trở nên khó khăn hơn ngày thường. Do vậy, dự trữ thực phẩm sẽ giúp gia đình đảm bảo sức khỏe trong mùa mưa bão.

Mưa bão chỉ kéo dài vài ngày, không nên tích trữ đồ ăn quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm. Nên mua đa dạng các loại thịt, tôm, cá, trứng để bữa ăn phong phú.

Trước tiên các gia đình nên có biện pháp trữ nước sạch trong bể, thùng, xô chậu ... phòng trường hợp bị cắt nước. Ngoài ra phải chuẩn bị nhiều nước uống đóng chai, nước quả đóng chai và sữa đóng hộp. Tất cả đều được bảo quản ở nơi khô ráo để khi cần thiết có thể dễ dàng sử dụng. Không nên để ở những nơi dễ bị ngập nước trong nhà.

THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG:

Khi mua thực phẩm tươi sống về, rửa sạch, dùng giấy ăn thấm khô hết nước trên bề mặt thịt, cá. Sau đó, chia nhỏ thực phẩm theo định lượng phù hợp với từng bữa ăn gia đình, bảo quản trong các hộp nhỏ, để trong ngăn đá tủ lạnh, dùng dần.

Lưu ý, khi dự trữ thức ăn trong tủ lạnh, cần điều chỉnh nhiệt độ ở mức dưới 50C để đảm bảo thực phẩm an toàn hơn khi sử dụng.

Những ngày mưa bão có thể xảy ra mất điện. Trong thời gian mất điện, cần hạn chế mở cửa tủ lạnh, để duy trì nhiệt độ lạnh.

Để rã đông thực phẩm đúng cách, nên bỏ thực phẩm ra ngoài trước từ 2-3h, đặt trong ngăn mát để rã đông tự nhiên. Không nên ngâm nước, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Nếu không đủ thời gian đợi rã đông, có thể dùng cách cắt nhỏ khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.

THỰC PHẨM KHÔ:

Nguyên tắc hàng đầu trong bảo quản thực phẩm khô là bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh.

Để bảo quản thực phẩm khô lâu bị ẩm mốc, dù là phơi hay đã sấy, phải để trong tủ lạnh (ngăn mát đựng rau quả), bao ngoài bằng lớp giấy hút ẩm, kế đến là bao ni-lông cột chặt miệng lại. Bằng cách này, sản phẩm vẫn ngon và giữ được mùi vị đặc trưng trong vài tháng. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, đối với những thực phẩm hải sản khô, sau khi mua về nên phơi lại 2-3 nắng cho thật khô. Nếu không ăn ngay mà cần bảo quản thì nên để vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc gói kín bởi 2-3 lớp giấy hút ẩm, sau đó quấn bên ngoài một lượt ni-lông để ngăn mùi lan sang các loại thực phẩm khác rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18⁰ C.

Nguyên tắc để riêng thực phẩm sống và chín, đóng gói kỹ hoặc đựng trong hộp riêng từng loại thực phẩm và bảo quản trong tủ đựng thực phẩm, tủ lạnh, giúp ngăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, hạn chế sự lây lan vi khuẩn tối đa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp phòng tránh các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, tả, kiết lị"

VỆ SINH TỐT :

Cần thiết phải rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trước và trong quá trình chế biến thực phẩm, sau mỗi lần đi vệ sinh.

Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến. Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập

Việc bảo quản thực phẩm an toàn trong và sau mưa, lũ là điều rất quan trọng, giúp người thân và gia đình có sức khỏe tốt, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

TRẠM Y TẾ XÃ VẠN THIỆN

TRƯỞNG TRẠM

Nguyễn Thị Hoa

NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHÓ CHỦ TỊCH UBND

Lương Văn Tùng

Người tốt, việc tốt