Truy cập

Hôm nay:
7
Hôm qua:
40
Tuần này:
7
Tháng này:
1159
Tất cả:
224984

Ý kiến thăm dò

Lịch sử hình thành xã Vạn Thiện

Ngày 10/12/2022 10:50:19

Vùng đất Vạn Thiện từ xưa đến này vẫn thuộc huyện Nông Cống. Lịch sử huyện Nông Cống đã nhiều lần đổi tên và địa giới. Theo sách “ Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” Toàn huyện chia thành 9 tổng: Tổng Cao Xá, tổng Vạn Đồn, tổng La Miệt, tổng Đồng xá, tổng Lai Triều, Tổng như Lăng, tổng Lãng Lăng và hai phường thủy cơ bến sông là phường Ngã Ba Mộc và phường Ngã Ba Xuyến.

Xã Vạn Thiện thời bấy giờ thuộc tổng Vạn Đồn, Tổng Vạn Đồn có 34 thôn, làng với 11.025 người,

Sau cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước chủ trương bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã, xã Đại Đồng được ra đời gồm các xã Vạn Thiện, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Thăng Bình, một phần Thị Trấn Nông Cống, làng Đại Bản, làng Thập lý, làng Ân phú thuộc xã Thăng Long, làng Thập Cát xã Minh Thọ.

Tháng 7 năm 1954 xã Đại Đồng được chia thành các xã Vạn Thiện, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Thăng Bình và 2 làng Thập lý, Ân phú về Thăng Long.

Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư ở đây gắn liền với quá trình cải tạo thiên nhiên, đấu tranh chống giặc. Xã Vạn Thiện có núi, có sông, có ao hồ, có đồng ruộng từ xa xưa việc phát triển kinh tế của xã chủ yếu tập trung chuyên canh cây lúa nước vì vậy về phong tục tập quán của người dân nơi đây mang đậm nét văn hóa của nền văn minh lúa nước. Trong quá trình ấy, người Vạn Thiện đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần quý báu đó là đức tính cần kiệm, có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc, xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau và hơn cả là sự hy sinh cao cả vì quê hương, đất nước,... Những giá trị ấy đã trở thành mạch nguồn chủ đạo trong tiến trình lịch sử của mảnh đất này.

Chưa có tài liệu chính xác thời gian dân cư đâu tiên mở đất lập làng, nhưng có thể khẳng định rằng, thuở ấy vừng đất Vạn Thiện còn rất nhiều hoang vu và đầy rẩy khó khăn. Nếu như đồng bằng phía đông đã có con người khai thác cải tạo lâu đời thành những cánh đồng màu mỡ, vùng đồi núi phía tây còn giàu có về lâm thổ sản, thì Vạn Thiện mênh mông những cây cối, bụi rậm, đầm lầy nối tiếp nhau đầm lầy. Mùa mưa nước sông Yên, sông Ốc dâng lên, từ các khe suối trong rừng đổ ra khiến cả vùng ngập trong biển nước.

Đấy là quá trình gian lao, vất vả. Cũng dể hiểu tại sao quá trình phát triển cộng đồng dân cư ở đây luôn gắn liền với sự phát triển của làng, xóm, dòng họ. Trong đấu tranh với thiên nhiên đầy khắc nghiệt ấy đã gứn họ thành khối đoàn kết.

Vạn Thiện là vùng quê có truyền thống văn hóa rất đặc sắc. Có thể nói mỗi tên đất, tên sông, tên làng, tên xóm ở đây đều chứa đựng những giá trị văn hóa phong phú. Từ khi mở đất lập làng, cùng với việc trồng, trỉa, bón chăm cây ngô, cây lúa, chặt gỗ, chặt nứa để dựng cửa, dựng nhà là quá trình người Vạn Thiện tạo ra những giá trị văn hóa của mình.

Trước đây văn nghệ dân gian ở Vạn Thiện rất phát triển. Có thể nói, đối lập với cuộc sống nhọc nhằn gian khó Các hình thức như hát ghẹo, hát đối, hò đối… rất phát triển. Nhiều đôi trai gái nên vợ nên chồng từ những cuộc hát này. Hầu như ai cũng nhớ được mấy điệu chèo, người phụ nữ nào cũng biết hát ru. Các làng đều có phường chèo, phường bội diễn lại các trò xưa, răn dạy người ta đạo lý làm người, trung quân ái quốc, hiếu nghĩa với cha mẹ, có trách nhiệm với xóm làng.

Trước đây, ở Vạn Thiện làng nào cũng có các lễ hội. Lễ hội tổ chức vào mùa xuân khi mùa gieo cấy đã xong, mùa gặt chưa tới. Cũng như nhiều vùng quê lễ hội ở đây thường gắn với các tín ngưỡng và được tổ chức tại đình, chùa của làng. Lễ hội ở nghè Độc cước làng Du Thượng được tổ chức rất quy mô. Làng Khê Thị, Thiện Thị, Làng Cao Nhuận, Đại Trầu tổ chức lễ tiên hiền, lễ cầu phúc, lễ cầu thọ.. với ước nguyện của người dân cầu cho sông lặng, sóng yên, mưa thuận, gió hòa, màu màng bội thu.

Thắng lợi cách mạng tháng tám là thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta chấm dứt chế độ cai trị tàn bạo của thực dân pháp và phát xít Nhật, chế độ phong kiến ngàn năm trên đất Vạn Thiện bị xóa bỏ. Mười lăm năm đấu tranh gian khổ xây dựng phong trào, xây dựng cơ sở cách mạng, tiến hành từ thấp đến cao, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, đã tôi luyện cho Nhân dân về đấu tranh cách mạng. Trong các cuộc đấu tranh ấy, nhân dân Vạn Thiện đã trải qua bao gian khổ hi sinh, mất mát. Từ đây nhân dân Vạn Thiện chấm dứt cuộc đời nô lệ, cuộc cách mạng mới đầy gian khổ, nhưng vinh quang đã được mở ra.

Tuy nhiên cùng với cả nước nhân dân Vạn Thiện bước vào thời kỳ khó khăn. Chế độ mới tiếp quản một di sản kinh tế - xã hội hết sức nghèo nàn lạc hậu. Tàn dư của văn hóa lạc hậu của chế độ phong kiến để lại rất nặng nề, có hơn 90% dân số Vạn Thiện mù chữ. Nạn đói năm 1945 và đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của 30 người dân, chưa giải quyết dứt điểm, đang còn trầm trọng hơn, số gia đình mât bữa trong các gia đình ngày càng nhiều.

Tháng 4 năm 1946 nhân dân Đại Đồng đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và xã. Qua cuộc bầu cử này, bộ máy chính quyền địa phương được thành lập. Chính quyền bắt tay vào lãnh đạo nhân dân thực hiện trước hết là nhanh chóng tổ chức cứu đói cho dân.

Sau một thời gian phấn đấu, thử thách các phong trào các mạng một số Đồng chí ở xã Đại Đồng được kết vào Đảng. Trên cơ sở đó ngày 20/2/1947 Chi bộ xã Đại Đồng được thành lập.

Trong giai đoạn 1945- 1975, chặng đường hơn 30 năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, cùng nhân dân trong cả nước đều nhất quán thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là: Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tập trung sức người sức của cho giải phóng miền Nam, mặc dù trong giai đoạn này đời sống của nhân dân khó khăn, nhưng lĩnh vực văn hóa xã hội vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, thực hiện giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần Bác về thăm Thanh Hóa “Ngày xưa đi học viết chữ nho còn mời năm mới đọc được, chứ mấy chữ quốc ngữ chỉ học ba tháng mà còn nhiều người chưa biết chữ, cái đó các nhà văn hóa phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi có ý kiến ra kỳ hạn trong một năm phải thanh toán xong nạn mù chữ”, Chi bộ và Chính quyền xã Đại Đồng bấy giờ tiếp tục đẩy mạnh phong trào bình dân học phụ, với tinh thần cách mạng tiến công, cuối năm 1948, Đại Đồng đã hoàn thành công tác xóa nạn mù chữ, nhiều người được tặng danh hiệu “Chiến sỹ diệt dốt”. Các đội văn nghệ của các làng vẫn tích cực luyện tập và biểu diễn cổ vũ các đội lao động, sản xuất góp phần vào công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Cùng nhân dân Miền Bắc, cán bộ và nhân dân Đại Đồng đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, tiến hành xây dựng “3 ngọn cờ hồng”, thực hiện chủ trương của Đảng, đưa nông dân Miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp. Vừa tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn của chiến trường Miền Nam, cán bộ và nhân dân Vạn Thiện vừa chắc tay súng, vững tay cày, góp phần vào chiến thắng mùa xuân năm 1975.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, toàn xã đã tiễn đưa hàng ngàn người con ưu tú của quê hương lên đường vào bộ đội, hàng nghìn thanh niên xung phong, hàng trăm người tham gia dân công hỏa tuyến. Trong số đó, đã có 105 người anh dũng hy sinh, 84 thương binh, bệnh binh, 6 người bị nhiễm chất độc hóa học.

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vạn Thiện với sự đồng lòng, quyết tâm phấn đấu đã đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt làng quê ngày càng đổi mới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, giáo dục, y tế được quan tâm và phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản xuất kinh doanh được mở rộng và đa dạng, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, hộ giầu không còn hộ đói, hoạt động văn hóa được người dân hưởng ứng tham gia, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, phong tục lạc hậu được loại bỏ, với những kết quả phấn đấu của địa phương, năm 2015 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Năm 2016 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Xã đang phấn đấu xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.

Lịch sử hình thành xã Vạn Thiện

Đăng lúc: 10/12/2022 10:50:19 (GMT+7)

Vùng đất Vạn Thiện từ xưa đến này vẫn thuộc huyện Nông Cống. Lịch sử huyện Nông Cống đã nhiều lần đổi tên và địa giới. Theo sách “ Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” Toàn huyện chia thành 9 tổng: Tổng Cao Xá, tổng Vạn Đồn, tổng La Miệt, tổng Đồng xá, tổng Lai Triều, Tổng như Lăng, tổng Lãng Lăng và hai phường thủy cơ bến sông là phường Ngã Ba Mộc và phường Ngã Ba Xuyến.

Xã Vạn Thiện thời bấy giờ thuộc tổng Vạn Đồn, Tổng Vạn Đồn có 34 thôn, làng với 11.025 người,

Sau cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước chủ trương bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã, xã Đại Đồng được ra đời gồm các xã Vạn Thiện, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Thăng Bình, một phần Thị Trấn Nông Cống, làng Đại Bản, làng Thập lý, làng Ân phú thuộc xã Thăng Long, làng Thập Cát xã Minh Thọ.

Tháng 7 năm 1954 xã Đại Đồng được chia thành các xã Vạn Thiện, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Thăng Bình và 2 làng Thập lý, Ân phú về Thăng Long.

Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư ở đây gắn liền với quá trình cải tạo thiên nhiên, đấu tranh chống giặc. Xã Vạn Thiện có núi, có sông, có ao hồ, có đồng ruộng từ xa xưa việc phát triển kinh tế của xã chủ yếu tập trung chuyên canh cây lúa nước vì vậy về phong tục tập quán của người dân nơi đây mang đậm nét văn hóa của nền văn minh lúa nước. Trong quá trình ấy, người Vạn Thiện đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần quý báu đó là đức tính cần kiệm, có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc, xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau và hơn cả là sự hy sinh cao cả vì quê hương, đất nước,... Những giá trị ấy đã trở thành mạch nguồn chủ đạo trong tiến trình lịch sử của mảnh đất này.

Chưa có tài liệu chính xác thời gian dân cư đâu tiên mở đất lập làng, nhưng có thể khẳng định rằng, thuở ấy vừng đất Vạn Thiện còn rất nhiều hoang vu và đầy rẩy khó khăn. Nếu như đồng bằng phía đông đã có con người khai thác cải tạo lâu đời thành những cánh đồng màu mỡ, vùng đồi núi phía tây còn giàu có về lâm thổ sản, thì Vạn Thiện mênh mông những cây cối, bụi rậm, đầm lầy nối tiếp nhau đầm lầy. Mùa mưa nước sông Yên, sông Ốc dâng lên, từ các khe suối trong rừng đổ ra khiến cả vùng ngập trong biển nước.

Đấy là quá trình gian lao, vất vả. Cũng dể hiểu tại sao quá trình phát triển cộng đồng dân cư ở đây luôn gắn liền với sự phát triển của làng, xóm, dòng họ. Trong đấu tranh với thiên nhiên đầy khắc nghiệt ấy đã gứn họ thành khối đoàn kết.

Vạn Thiện là vùng quê có truyền thống văn hóa rất đặc sắc. Có thể nói mỗi tên đất, tên sông, tên làng, tên xóm ở đây đều chứa đựng những giá trị văn hóa phong phú. Từ khi mở đất lập làng, cùng với việc trồng, trỉa, bón chăm cây ngô, cây lúa, chặt gỗ, chặt nứa để dựng cửa, dựng nhà là quá trình người Vạn Thiện tạo ra những giá trị văn hóa của mình.

Trước đây văn nghệ dân gian ở Vạn Thiện rất phát triển. Có thể nói, đối lập với cuộc sống nhọc nhằn gian khó Các hình thức như hát ghẹo, hát đối, hò đối… rất phát triển. Nhiều đôi trai gái nên vợ nên chồng từ những cuộc hát này. Hầu như ai cũng nhớ được mấy điệu chèo, người phụ nữ nào cũng biết hát ru. Các làng đều có phường chèo, phường bội diễn lại các trò xưa, răn dạy người ta đạo lý làm người, trung quân ái quốc, hiếu nghĩa với cha mẹ, có trách nhiệm với xóm làng.

Trước đây, ở Vạn Thiện làng nào cũng có các lễ hội. Lễ hội tổ chức vào mùa xuân khi mùa gieo cấy đã xong, mùa gặt chưa tới. Cũng như nhiều vùng quê lễ hội ở đây thường gắn với các tín ngưỡng và được tổ chức tại đình, chùa của làng. Lễ hội ở nghè Độc cước làng Du Thượng được tổ chức rất quy mô. Làng Khê Thị, Thiện Thị, Làng Cao Nhuận, Đại Trầu tổ chức lễ tiên hiền, lễ cầu phúc, lễ cầu thọ.. với ước nguyện của người dân cầu cho sông lặng, sóng yên, mưa thuận, gió hòa, màu màng bội thu.

Thắng lợi cách mạng tháng tám là thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta chấm dứt chế độ cai trị tàn bạo của thực dân pháp và phát xít Nhật, chế độ phong kiến ngàn năm trên đất Vạn Thiện bị xóa bỏ. Mười lăm năm đấu tranh gian khổ xây dựng phong trào, xây dựng cơ sở cách mạng, tiến hành từ thấp đến cao, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, đã tôi luyện cho Nhân dân về đấu tranh cách mạng. Trong các cuộc đấu tranh ấy, nhân dân Vạn Thiện đã trải qua bao gian khổ hi sinh, mất mát. Từ đây nhân dân Vạn Thiện chấm dứt cuộc đời nô lệ, cuộc cách mạng mới đầy gian khổ, nhưng vinh quang đã được mở ra.

Tuy nhiên cùng với cả nước nhân dân Vạn Thiện bước vào thời kỳ khó khăn. Chế độ mới tiếp quản một di sản kinh tế - xã hội hết sức nghèo nàn lạc hậu. Tàn dư của văn hóa lạc hậu của chế độ phong kiến để lại rất nặng nề, có hơn 90% dân số Vạn Thiện mù chữ. Nạn đói năm 1945 và đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của 30 người dân, chưa giải quyết dứt điểm, đang còn trầm trọng hơn, số gia đình mât bữa trong các gia đình ngày càng nhiều.

Tháng 4 năm 1946 nhân dân Đại Đồng đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và xã. Qua cuộc bầu cử này, bộ máy chính quyền địa phương được thành lập. Chính quyền bắt tay vào lãnh đạo nhân dân thực hiện trước hết là nhanh chóng tổ chức cứu đói cho dân.

Sau một thời gian phấn đấu, thử thách các phong trào các mạng một số Đồng chí ở xã Đại Đồng được kết vào Đảng. Trên cơ sở đó ngày 20/2/1947 Chi bộ xã Đại Đồng được thành lập.

Trong giai đoạn 1945- 1975, chặng đường hơn 30 năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, cùng nhân dân trong cả nước đều nhất quán thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là: Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tập trung sức người sức của cho giải phóng miền Nam, mặc dù trong giai đoạn này đời sống của nhân dân khó khăn, nhưng lĩnh vực văn hóa xã hội vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, thực hiện giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần Bác về thăm Thanh Hóa “Ngày xưa đi học viết chữ nho còn mời năm mới đọc được, chứ mấy chữ quốc ngữ chỉ học ba tháng mà còn nhiều người chưa biết chữ, cái đó các nhà văn hóa phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi có ý kiến ra kỳ hạn trong một năm phải thanh toán xong nạn mù chữ”, Chi bộ và Chính quyền xã Đại Đồng bấy giờ tiếp tục đẩy mạnh phong trào bình dân học phụ, với tinh thần cách mạng tiến công, cuối năm 1948, Đại Đồng đã hoàn thành công tác xóa nạn mù chữ, nhiều người được tặng danh hiệu “Chiến sỹ diệt dốt”. Các đội văn nghệ của các làng vẫn tích cực luyện tập và biểu diễn cổ vũ các đội lao động, sản xuất góp phần vào công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Cùng nhân dân Miền Bắc, cán bộ và nhân dân Đại Đồng đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, tiến hành xây dựng “3 ngọn cờ hồng”, thực hiện chủ trương của Đảng, đưa nông dân Miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp. Vừa tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn của chiến trường Miền Nam, cán bộ và nhân dân Vạn Thiện vừa chắc tay súng, vững tay cày, góp phần vào chiến thắng mùa xuân năm 1975.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, toàn xã đã tiễn đưa hàng ngàn người con ưu tú của quê hương lên đường vào bộ đội, hàng nghìn thanh niên xung phong, hàng trăm người tham gia dân công hỏa tuyến. Trong số đó, đã có 105 người anh dũng hy sinh, 84 thương binh, bệnh binh, 6 người bị nhiễm chất độc hóa học.

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vạn Thiện với sự đồng lòng, quyết tâm phấn đấu đã đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt làng quê ngày càng đổi mới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, giáo dục, y tế được quan tâm và phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản xuất kinh doanh được mở rộng và đa dạng, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, hộ giầu không còn hộ đói, hoạt động văn hóa được người dân hưởng ứng tham gia, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, phong tục lạc hậu được loại bỏ, với những kết quả phấn đấu của địa phương, năm 2015 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Năm 2016 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Xã đang phấn đấu xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.

Người tốt, việc tốt